6 Áp lực nghề bếp không nhiều người biết

Hầu hết mọi người đều nghĩ nghề đầu bếp hằng ngày chỉ nấu ăn sao cho ngon. Với suy nghĩ này thì nghề bếp chẳng hề áp lực gì. Nhưng thực tế không phải ai cũng biết nghề bếp cũng có áp lực. Áp lực nghề bếp là những gì cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ của Học Viện Ẩm Thực sẽ giúp bạn thêm hiểu và yêu nghề nấu ăn.

Áp lực nghề bếp đến từ chuyên môn

Không phải cứ vào bếp là được gọi là đầu bếp. Muốn có cái danh xưng đầu bếp bạn phải là người có thực lực. Tức là có chuyên môn vững vàng, biết chế biến và sáng tạo trong nấu ăn. Món ăn do người đầu bếp chân chính tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu của thực khách. Hơn nữa muốn làm việc lâu dài trong nghề bếp các món ăn ngày càng phải hấp dẫn hơn. Vì thế, dù hoạt động trong nghề có kinh nghiệm lâu năm thì người đầu bếp vẫn phải nỗ lực rèn luyện hoàn thiện mình.

Áp lực tác động đến sức khỏe

Sức khỏe là yếu tố cần quan tâm nhất với tất cả mọi người. Đặc thù công việc của nghề bếp là phải linh hoạt, nhạy bén tất cả mọi bộ phận trên cơ thể từ chân tay đến mắt mũi,…Nếu không có sức khỏe tốt bạn sẽ rất khó có thể làm lâu trong nghề. Quan trọng hơn hết nghề bếp không chấp nhận những người mang tật hay bệnh có khả năng lây nhiễm. Có thể thấy tầm quan trọng cốt lõi của nghề bếp là sức khỏe. Do đó, đầu bếp muốn làm được công việc phải có sức khỏe tốt.

Công việc hàng ngày

Cũng thuộc lĩnh vực du lịch nên nghề bếp cũng có tính “thời vụ”. Vào mùa cao điểm, thực khách đông, thiếu nhân lực, thiếu nguyên liệu,…là chuyện thường xuyên. Những lúc như vậy sự thúc giục của khách hàng lại gây nhiều áp lực cho người đầu bếp. Nấu ăn là chuyện không thể vội vàng vì phải đảm bảo món ăn đủ chín, đủ đẹp. Nếu món ăn có vấn đề, người đầu bếp sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Vì thế trong làm việc tinh thần người nấu ăn luôn “căng như dây đàn”. Yêu cầu người nấu bếp phải có tinh thần vững vàng, kỹ năng chuyên nghiệp, nhạy bén.

Cạnh tranh trong nội bộ nghề

Không gian bếp của một nhà hàng, khách sạn tuyệt nhiên không thể chỉ có một đầu bếp. Đó là lý do cho sự “cạnh tranh ngầm” trong bếp. Họ thường cố gắng khẳng định đẳng cấp với nhau và không bao giờ bỏ qua cơ hội hạ gục đối thủ. Nhiều khi bị “chơi xấu” cũng là điều khó tránh. Khi đó lại đòi hỏi người đầu bếp phải luôn tỉnh táo chú ý quan sát, phát hiện bất thường. Không muốn bị tụt lại phía sau thì luôn phải không ngừng học hỏi. Đồng thời họ phải biết cách khéo léo trong giao tiếp để bớt căng thẳng trong công việc.

Rào cản về ngoại ngữ

Ngoại ngữ là vấn đề yêu cầu ở rất nhiều ngành nghề. Với nghề đầu bếp cũng không hề ngoại lệ. Thiếu hụt ngoại ngữ nhất là thế hệ đi trước khiến công việc bị ảnh hưởng rất nhiều. Ví dụ hiện nay là các nhà hàng hầu hết đều phục vụ đa thực khách. Nay người đầu bếp không chỉ nấu cho khách Việt mà còn phải nấu cho khách tây. Chưa kể nếu bạn là đầu bếp của nhà hàng vốn nước ngoài. Vốn ngoại ngữ tốt sẽ tạo cho bạn nhiều thuận lợi trong công việc. Dễ giao lưu, học hỏi, tham khảo tài liệu,…rất nhiều lợi ích nếu có vốn ngoại ngữ tốt. Thời gian làm việc nhiều rảnh ít mà người đầu bếp vẫn phải rèn luyện ngoại ngữ.

Tính chất công việc kém an toàn

Công việc trong bếp không thể tránh việc sử dụng dao, kéo, bếp lửa. Điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ bị tai nạn là rất cao. Trong quá trình làm việc họ đã phải chú ý rất nhiều điểm vậy mà lại càng phải chú ý để đảm bảo an toàn.

Thực tế có thể áp lực nghề bếp còn nhiều hơn thế. Nhưng điều quan trọn hơn hết là tình yêu nghề của người đầu bếp. “Tình yêu” đủ lớn sẽ chẳng có khó khăn gì mà bạn không vượt qua được. Đối với những ai chưa làm nghề bếp cũng đừng vì những áp lực này mà bỏ đam mê của mình. Nhiều khi áp lực công việc chính là “gia vị” khi làm việc.

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x