Nghề đầu bếp dưới góc nhìn đa chiều của người trẻ

Tầm quan trọng của việc đi học

Nghề Bếp thường được “dán nhãn” chỉ cần đi làm cho “quen tay” là có kinh nghiệm. Ở cương vị cấp cao của nhiều Nhà hàng – Khách sạn, phần lớn nhân sự làm bếp vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc cần có nền tảng lý thuyết và lộ trình học tập, phát triển bài bản.

Thành Được (Giảng viên ngành Bếp kiêm Kinh doanh Nhà hàng) cảm thấy đúng đắn khi tham gia 6 tháng học bếp: “Mặc dù đã đi làm nhiều năm trước đó, nhưng đi học thì tất cả các kiến thức, kinh nghiệm được tổng hợp hệ thống và logic, từ đó khả năng tư duy của người đầu bếp được phát huy tối đa”.

Để trụ vững trong thế giới việc làm đầy cạnh tranh, nhân sự nghề bếp cũng ý thức được tinh thần không ngừng học hỏi, đặc biệt là các kỹ năng mềm để ứng dụng vào môi trường thực tế và mở ra cơ hội thẳng tiến trong nghề. “Dù ở vị trí nào của nghề Bếp, chúng ta cũng cần cập nhật thêm kiến thức về ẩm thực, các phương pháp, kỹ năng mới và trau dồi thêm ngoại ngữ. Có như vậy, bạn mới đi được xa trên con đường khó khăn của nghề…” – Nhật Duy (Bếp Phó Pullman Phú Quốc) nhận định.

Cần rất nhiều đam mê và bản lĩnh

Thuộc nhóm ngành Dịch vụ, nghề Bếp được gắn liền với rất nhiều áp lực. Bên cạnh những đòi hỏi về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, nhân sự cần có đủ đam mê và hiểu rõ tâm thế mới có thể trụ vững cùng nghề.

“Tâm – Tầm – Đức” là ba yếu tố tạo nên một người đầu bếp thành công. Nếu chưa đủ yêu thương và chưa sẵn sàng hy sinh thì tôi khuyên bạn nên chọn nghề khác. Hy sinh ở đây là thời gian, lễ, tết, cuối tuần; là không ngại va chạm bất cứ một công việc gì trong gian bếp …” – Nguyễn Viết Thi, Bếp Phó, LuCa – Pizza & Italian Restaurant chia sẻ.

“Sẽ có những người dùng những lời nói không hay về nghề Bếp. Hãy suy nghĩ tích cực, chứng minh bằng thực lực, khiêm tốn và học hỏi mọi thứ. Mình mong các bạn đừng coi nghề Bếp chỉ là một nghề lao động phổ thông bình thường hãy đặt niềm đam mê của mình vào công việc, biến nghề Bếp trở thành một nghề đáng được trân quý, kiêu hãnh và không thể thiếu trong xã hội” – Lê Ngọc Hưng (Bếp phó Điều hành nhà hàng Spago Restaurant và Bếp chính Bambini Trust Restaurant and Wine Room, Úc) khẳng định.

Học nghề Bếp không chỉ là làm bếp

Học bếp giờ đây không chỉ giới hạn trong việc đi làm đầu bếp. Rất nhiều công việc liên quan trong ngành F&B và Dịch vụ cần những nhân sự có kiến thức chuyên sâu về nghề. Lê Quang Duy (Quản lý Nhân sự Khách sạn 4 sao, Biên Hòa) chia sẻ: “Dù không còn trực tiếp đứng bếp nhưng kiến thức về nghề đã giúp mình trong quá trình tuyển dụng. Bếp chỉ là một bộ phận trong Nhà hàng – Khách sạn, nhưng lại là bộ phận đóng vai trò quan trọng hàng đầu, tạo nên uy tín thương hiệu”.

Trong thời đại 4.0, ngành Bếp đã phát triển nhiều hướng tiếp cận, giúp bạn trẻ mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Điển hình như khóa học Food Stylist thu hút rất nhiều bạn trẻ chinh phục nghệ thuật ẩm thực. Các chương trình “Du học tại chỗ” như Bếp Quốc tế là “tấm vé thông hành” lý tưởng giúp bạn trẻ tiếp cận nhanh nhất với môi trường làm việc quốc tế, mở ra cơ hội thực tập và làm việc tại nhiều quốc gia.

Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/chon-nghe/nghe-dau-bep-duoi-goc-nhin-da-chieu-cua-nguoi-tre-1246235.html

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x