Tại sao Nhật Bản sở hữu nhiều sao Michelin nhất thế giới?

Để ghi tên mình trong cẩm nang ẩm thực danh giá nhất thế giới The Michelin Guide, mỗi nhà hàngđầu bếp phải nỗ lực không ngừng để vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe nhất của tổ chức này.

Sao vàng Michelin là hệ thống đánh giá ẩm thực có chuẩn mực và uy tín nhất thế giới hiện nay. Việc một nhà hàng nhận được sao vàng Michelin và có tên trong cuốn cẩm nang The Michelin Guide là một niềm tự hào lớn. Chính vì vậy, Michelin rất công bằng trong việc đánh giá sao cho các nhà hàng ở khắp nơi trên thế giới. Những chuyên gia của Michelin rất công tâm, âm thầm và lặng lẽ. Họ chẳng nhân nhượng ai và không hoàn toàn nghiêng về phong cách ẩm thực phương Tây, dù gốc gác của giải thưởng danh giá này là ở Pháp.

Mặc dù ra đời vào năm 1900 tại Pháp và phổ biến khắp toàn cầu từ năm 1926, nhưng Pháp không phải quốc gia đạt sao Michelin nhiều nhất thế giới. Tính đến năm 2016, toàn nước Nhật đã sở hữu được 556 sao vàng Michelin, một con số đáng ngưỡng mộ và là niềm ao ước của nhiều nền ẩm thực trên thế giới. Đặc biệt, thủ đô Tokyo có tới 225 nhà hàng đạt sao Michelin, trong có 12 nhà hàng được đánh giá 3 sao.

Sở dĩ, Nhật Bản lại sở hữu nhiều sao Michelin nhất thế giới, bởi theo các chuyên gia của tổ chức Michelin, tính cách của các đầu bếp người Nhật rất phù hợp với những tiêu chuẩn hoàn hảo mà họ đã đề ra. Người Nhật chăm chỉ, chịu khó, khéo léo, luôn có những yêu cầu khắt khe trong công việc, cống hiến hết mình và chịu áp lực cao độ để tạo ra những món ăn chuẩn xác về hương vị, hoàn hảo trong từng phương thức chế biến. Bên cạnh đó, ẩm thực Nhật Bản dù rất tôn trọng truyền thống nhưng cũng luôn hướng đến những điều mới mẻ để thích nghi với các xu hướng hiện đại trên thế giới hiện nay.

Người Nhật rất khắt khe trong khâu lựa chọn nguyên liệu. Đây là một tiêu chí đánh giá của Michelin. Rất nhiều nhà hàng đạt sao Michelin tại Nhật Bản không có thực đơn nhất định, đầu bếp sẽ lựa chọn nguyên liệu theo ngày và theo mùa. Theo cách lý giải của các đầu bếp Nhật, việc thay đổi thực đơn theo mùa giúp họ luôn có những món ăn phù hợp với khẩu vị của con người và tận dụng được những thực phẩm ngon nhất cho món ăn. Tuy nhiên, dù đúng mùa nhưng thực phẩm năm nay không ngon bằng năm ngoái, các nhà hàng Nhật cũng không chế biến vì sợ thực khách quen thuộc của mình không hài lòng. Chẳng hạn, với các nhà hàng Nhật, mùa nào cá ngừ không ngon họ sẽ loại chúng ra khỏi thực đơn. Trứng gà sẽ không ngon vào mùa thu – đông nên sẽ được thay thế bằng các món ăn khác từ thịt bò

Ông Jiro Ono – chủ quán sushi nổi tiếng Nhật Bản.

Bên cạnh đó, điều khiến cho ẩm thực Nhật được cả thế giới yêu mến chính là lòng hiếu khách và phong cách phục vụ tận tình và ấm áp nghĩa tình. Nếu các nhà hàng đạt 3 sao Michelin ở phương Tây ghi điểm với khách hàng bằng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chuẩn mực thì người Nhật lại rất thân thiện. Từ bếp trưởng cho đến nhân viên phục vụ đều ra mặt để đón khách, tiễn khách. Họ cúi gập người 90 độ để chào. Ngoài ra, bát đĩa đựng thức ăn đều được làm từ gốm sứ thủ công, trong đó có cả những món đồ cổ hàng trăm năm rất giá trị.

Đọc thêm:

[posts_carousel cats=”361″]

Một trong những đầu bếp đạt sao Michelin nổi tiếng của Nhật Bản chính là Jiro Ono. Hiện tại, ông đang điều hành nhà hàng do mình làm chủ và được Michelin đánh giá với 3 sao vàng. Đầu bếp Jino là một trong những bậc thầy về chế biến sushi. Nhà hàng của ông chỉ vỏn vẹn có 10 chỗ ngồi, nhưng hàng ngàn thực khách vẫn đang đặt chỗ và phải đợi tới 1 – 2 năm sau mới tới lượt mình được thưởng thức hương vị sushi của vị bếp trưởng tài ba này.

Theo HNAA

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x