Tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh bán bánh mì hiệu quả

Vừa qua Học Viện Ẩm Thực có thử kinh doanh một điểm bánh mì vỉa hè và giao quyền để tạo thu nhập thụ động. Trong bài viết này Học Viện Ẩm Thực sẽ chia sẻ với bạn về kinh nghiệm xây dựng công việc kinh doanh này.

1. Ý tưởng kinh doanh

Trong vài lần đi Sài Gòn và Nha Trang chơi, Tuấn có ăn qua món bánh mì chả cá và thấy rất ngon. Món ăn này khá phù hợp với dân văn phòng vì không ngán như bánh mì thịt mỡ và có vẻ an toàn vệ sinh thực phẩm hơn. ?

Tuấn đã ấp ủ ý tưởng kinh doanh một xe bánh mì thế này từ lâu nhưng chưa có dịp thực hiện. Một lần nọ Tuấn gặp một người bạn cũ đang thất nghiệp và muốn tìm một công việc để tạo thêm thu nhập hàng tháng. Sẵn dư ít vốn Tuấn đầu tư cho bạn này mở một điểm bán bánh mì chả cá tại Cần Thơ.

Sau hơn 1 tháng triển khai với số vốn khởi đầu 1.000.000 VND, điểm bán bánh mì này đã tạo ra lợi nhuận 4.000.000/tháng. Do đã giao quyền để chia lợi nhuận, Học Viện Ẩm Thực có được 25% cổ tức tương đương thu nhập thụ động 1.000.000 VND/tháng.

>>> Bạn nên xem thêm:  Food cost là gì và công thức định giá món ăn trong kinh doanh nhà hàng

Mặc dù số tiền không lớn nhưng với tỉ suất lợi nhuận 100%/tháng và có khả năng nhân rộng, đây cũng là một vụ đầu tư không tồi.

2. Các bước thực hiện

Bước 1: chọn địa điểm

Chọn địa điểm là khâu quan trọng nhất. Bạn nên chọn vị trí gần nơi có nhiều nhân viên công sở vì đây là đối tượng yêu thích các món thức ăn nhanh như bánh mì. Tuấn đã thử bán tại khu vực có đông công nhân nhưng đã không thành công vì công nhân thích ăn các món giúp no lâu như cơm, xôi, hủ tiếu… Ngoài ra bánh mì chả cá có giá cao hơn bánh mì thịt nên giới công nhân cũng không thích.

Nếu bán bánh mì vỉa hè bạn nên chọn gần quán nước hoặc các điểm bán thức ăn khác vì sẽ khai thác được khả năng bán chéo giữa các điểm với nhau.

>>> Xem thêm: 7 Bí quyết cơ bản để kinh doanh nhà hàng hiệu quả dành cho người mới bắt đầu

Ngoài ra cũng nên quan sát, có một số tuyến được thường xuyện được các anh CSTT viếng thăm. Nếu chưa có kinh nghiệm xử lý bạn nên tránh các tuyến đường này.

Bước 2: Chuẩn bị

Để giảm thiểu rủi ro Tuấn không đầu tư xe bánh mì mà chỉ dùng một bàn xếp và tủ kính nhỏ để làm điểm bán. Một số thứ quan trọng bạn cần mua là:

– Bàn xếp, ghế

– Bếp ga mini, chảo

– Bảng hiệu (càng to càng tốt, nên dùng standee để nhẹ và tiện lợi hơn)

– Liên hệ lò bánh mì

– Vật liệu làm bánh mì chả cá: chả cá basa hấp, dầu ăn, tương ớt, nướng tương, muối tiêu, hành ngò, dưa chua…

Tất cả đều được mua ở siêu thị. Nếu bạn muốn giao quyền và nhân rộng mô hình thì bạn không nên mua ở chợ vì không có hóa đơn. Việc mua hàng ở siêu thị sẽ giúp bạn kiểm soát và xem báo cáo dễ dàng hơn. Đồng thời thực phẩm mua ở siêu thị sẽ an toàn hơn giúp bạn có được nhiều khách hàng trung thành.

Bước 3: Triển khai dọn ra và bán.

  • Sẵn sàng chịu ế ẩm trong tuần đầu tiên. Mục tiêu quan trọng trong tuần đầu là bạn phải khai trương càng hoành tráng càng tốt để thu hút sự chú ý: treo bảng lớn, treo bong bóng, rủ rê bạn bè đến… đậu xe.
  • Tạo quan hệ với những người bán hàng xung quanh: mua hàng ủng hộ họ, tặng bánh mì, nói chuyện làm quen.

Bước 4: Giao quyền và kiểm soát

  • Sau 2-3 tuần, doanh thu sẽ bắt đầu ổn định. Bạn dựa vào báo cáo bán hàng mỗi ngày để biết được những ngày nào trong tuần bánh mì sẽ bán chạy, ngày nào bán ít để cân đối lượng bánh mì đặt giao từ lò.
  • Giao quyền cho nhân viên bán hàng và bạn không phải thường xuyên đứng bán trực tiếp nữa.
  • Giao quyền cho người quản lý cũng là cổ đông chính của bạn.
  • Tiếp tục tuyển dụng nhân viên và điều tra, mở điểm mới.

3. Một số vấn đề cần lưu ý

Trong quá trình triển khai bạn sẽ gặp một số vấn đề sau, bạn có thể tham khảo để khỏi bỡ ngỡ khi gặp phải.

– Bán ế: Đây là điều không tránh khỏi. Có nhiều lý do để bạn gặp một ngày ế ẩm: mưa, cuối tuần, CSTT, có con mèo đen đi ngang v.v… Đây là việc hết sức bình thường. Nó có thể khiến bạn cảm thấy nản chí và mệt mỏi cả ngày dù thực chất tổn thất của một ngày bán ế không đáng là bao. (vài chục nghìn tiền bánh mì không)

– Xung đột với những người bán hàng xung quanh. Mặc dù bạn không cạnh tranh trực tiếp nhưng sẽ có vô vàn lý do để bạn bị bắt nạt, nói xấu, gây khó dễ. Hãy tranh thủ làm công tác ngoại giao tốt trong những ngày đầu để hạn chế tối thiểu tình trạng này.

– Bán quá đắt: sẽ có những lúc khách hàng dồn đập đến bất ngờ và bạn không kịp chiên chả cá, gói bánh… Bạn có thể sẽ mất khách trong những lúc như thế này. Hãy chuẩn bị nhân lực và tư thế cho giai đoạn 7h-7h30 sáng.

– Nhân viên nghỉ việc hoặc mở điểm bán bánh mì cạnh tranh trực tiếp với bạn. Hãy giảm thiểu tình trạng này bằng cách CHỈ thuê sinh viên và luôn có sẵn danh sách nhân viên dự phòng.

– Bị CSTT hốt. Hãy hỏi những người bán hàng khác xung quanh để được tư vấn về cách xử lý tình huống này.

4. Kết luận

Kinh doanh ẩm thực vỉa hè có lợi thế đặt biệt là vốn ít, hoàn vốn nhanh và tỉ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên nó cũng có nhiều rủi ro và đòi hỏi sự đầu tư khá nhiều về công sức.

>>> Nếu bạn muốn kinh doanh nhượng quyền thì xem bài này:

Nếu bạn dư một ít vốn và có nhân công nhàn rỗi, tại sao không thử sức với mô hình này?

Chúc bạn thành công!

XEM  THÊM: 5 Bí quyết làm nước sốt bánh mì của các tiệm nổi tiếng

 

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x