8 Tiếng cho một nồi nước dùng !

Hầu như tại nhà chúng ta ít khi hầm một nồi nước dùng lâu đến vậy! Nhưng thực tế thì :

– Nước dùng rau củ cần tối thiểu 30 phút
– Nước dùng cá, gà từ 1-2 tiếng
– Nước dùng xương heo cần 4-5 tiếng
– Nước dùng xương bò…khiếp hồn! 8-10 tiếng

Nồi nước dùng được hầm tử tế, đúng cách không chỉ ngon về mùi vị, mà còn rất giàu chất dinh dưỡng! Khi đủ lượng xương, nước dùng hầm xong trữ trong tủ lạnh có thể đông lại như món thịt đông vậy!

Từ Tây sang Tàu, nồi nước dùng luôn là cốt lõi trong các nền ẩm thực, vậy lý do nào? Nước dùng lại thần thánh như thế???

– Trước tiên là hương vị : Trong nước dùng có vị ngọt tự nhiên, làm tăng hương vị mọi thực phẩm mà nó đi kèm! đó là vị Umami, vị thứ 5 sau 4 vị : Chua, ngọt, mặn, đắng!

– Giá trị dinh dưỡng : Chính là các Axit amin ( thậm chí là rất thiết yếu ) có trong nước dùng! Các bạn hãy nhớ lại những lúc ốm đau, chỉ thèm được húp sùm sụp một tô phở nóng, bát cháo, bát súp được ninh nấu cẩn thận, bỗng chốc cơ thể bớt mệt mỏi, tỉnh táo và sảng khoái ra hẳn! >> chính là tác dụng của các axit amin có trong nước hầm xương!

Nhưng trong đời sống! Đôi khi chúng ta vẫn hay phạm một vài nhầm lẫn tí teo về nước dùng, mà tiêu biểu là :

1. Hầm không đủ thời gian! Thì cái thứ nước sóng sánh mỡ màng kia, thực chất nó chỉ là…mỡ màng, chứ độ ngọt cũng như dinh dưỡng thì chưa tiết ra được hết!

2. Nồi nước hầm sôi quá to, sẽ làm nước dùng bị đục, và có mùi khá nồng, không thanh ngọt tự nhiên.

3. Đậy vung, hoặc hầm trong nồi áp suất : Nước dùng đục, và mùi cũng nồng và gây!

4. Nước dùng rất giàu Canxi ( vì hầm từ xương mà)! Sai toét! Cái này hoàn toàn là cảm tính và không chính xác! Khi những nghiên cứu và số liệu dinh dưỡng chỉ ra rằng trong 100cc nước dùng thì chỉ có 5-28mg canxi, còn với cùng lượng sữa bò thì có tận 119- 130mg. Nên nếu muốn bổ sung canxi. Dĩ nhiên bạn sẽ uống 1 ly sữa, chứ không đi hầm nước dùng, đúng k 😪

5. Chỉ hớt bọt! Không hớt váng mỡ!!! LỚp váng mỡ thần thánh như một lớp màng bảo vệ, giúp cho nước dùng hạn chế bay hơi, bay mất các khoáng chất, qua đó gián tiếp giúp nước dùng để lâu trong thời gian dài mà không nhanh cạn, không bị mặn. Qua đó còn giữ nóng nước dùng rất lâu, giúp nươc dùng lâu bị hỏng.

6. Sai lầm quốc dân thì là cái này : Đi ăn lẩu cùng bạn bè, vừa ngồi vào bàn đã nghe câu : “cho NGAO vào đi em eiiii, cho lóo ngọt nước”. Thực tế ngao tươi sống có ngậm một lượng nước mặn! Khi cho vào nồi lẩu sẽ làm nồi lẩu mặn thêm kha khá, lại bị lệch mùi và vị ban đầu! Bạn thích ăn lẩu Thái có mùi…lẩu Thái hay có mùi…lẩu Ngao 🤣🤣🤣

Vậy thì làm thế nào để lúc nào cũng có nồi nước dùng ngon ngọt, hầm đủ thời gian :

– Các bạn có thể hầm trước và cô đặc lại, cho hộp tống tủ đá, mỗi lần xài lấy ra một chút nấu súp hoặc nấu canh! Cách này là đỉnh nhất, và các nhà hàng, khách sạn vẫn thường sử dụng cách này!

– Ngoài ra các bạn có thể tận dụng nồi cơm điện, cắm điện, cho xương vào để qua đêm, ủ là sẽ có một nồi nước dùng, nhược điểm là mùi không được thanh, nhưng vẫn đỡ hơn nồi áp suất, và cho ra thành phẩm tạm ổn!!!

Bài sau mình sẽ đề cập đến loại nước dùng trong nhất thế giới!!!

Cre: Lê Quốc Định

Xem thêm: Tổng hợp cách nấu nước dùng ngon và dễ làm từ đầu bếp nổi tiếng

 

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x