Gợi ý ăn uống lành mạnh và tiết kiệm cho gia đình mùa dịch

goi-y-an-uong-lanh-manh-va-tiet-kiem-cho-gia-dinh-mua-dich

Gợi ý ăn uống lành mạnh và tiết kiệm cho gia đình mùa dịch dưới đây có thể sẽ giúp ích cho gia đình bạn. Cùng Học Viện Ẩm Thực theo dõi ngay nhé!

Khi tất cả các thành viên trong gia đình đều ở nhà và nhu cầu ăn uống tăng lên, những bữa cơm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong mùa dịch bệnh.

Dưới đây là một số gợi ý về nguyên tắc ăn uống để tăng sức đề kháng mùa dịch mà vẫn lành mạnh, tiết kiệm.

1. Tăng lượng trái cây, rau củ

goi-y-an-uong-lanh-manh-va-tiet-kiem-cho-gia-dinh-mua-dich

Trái cây, rau củ là những loại thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt. Để tiết kiệm chi phí, các gia đình nên chọn những loại trái cây đúng mùa, vừa ngon vừa rẻ.

Trong mùa này, mỗi gia đình có thể dự trữ trong tủ lạnh vài cân cam, lựu, táo… để ép nước hoặc xay sinh tố dần cho cả gia đình. Đây cũng là những loại trái cây có thể để được lâu – từ vài ngày tới 1 tuần trong tủ lạnh.

Nếu khu vực bạn sinh sống đang áp dụng các quy định giãn cách khiến việc đi chợ không được thường xuyên như bình thường, bạn cũng có thể thay thế một số loại rau xanh bằng các loại củ quả để được lâu như bầu, bí, mướp, su su… cho bữa ăn hằng ngày mà vẫn không lo thiếu chất.

2. Ưu tiên thực phẩm khô lành mạnh

goi-y-an-uong-lanh-manh-va-tiet-kiem-cho-gia-dinh-mua-dich

Bạn có thể sử dụng thực phẩm khô cho các bữa ăn nhưng vẫn nên hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Với bữa sáng, các gia đình có thể chọn các loại hạt, ngũ cốc, bánh mỳ, yến mạch…

Các loại cá hộp ngâm dầu như cá mòi, cá thu và cá hồi rất giàu đạm, a-xít béo omega 3, nhiều vitamin và khoáng chất. Với các loại cá hộp này, bạn có thể mở ra ăn ngay kèm với món bánh mỳ kẹp, salad hay mỳ, hoặc chế biến hoặc làm nóng để ăn cùng với các món ăn khác.

3. Dự trữ đồ ăn vặt tốt cho sức khoẻ

Khi cả gia đình phải ở nhà nhiều, lượng thực phẩm tiêu thụ cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt là khi bọn trẻ cũng ở nhà thay vì đến trường, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các bữa chính và bữa phụ cho trẻ.

Thay vì đồ ngọt hay đồ ăn liền, hãy mua các loại sữa chua, các loại hạt, pho-mát, hoa quả sấy khô… Những đồ ăn vặt này giàu dinh dưỡng, làm trẻ thấy no và giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

4. Sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự chế biến nấu nướng

Nếu như trước kia vì bận rộn mà nhiều gia đình hay mua sẵn một số món ăn ở siêu thị thì bây giờ bạn có thể sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự làm những món như: sữa chua, caramen, xúc xích, nem rán… Việc tự chế biến giúp bạn điều chỉnh được món ăn theo đúng khẩu vị mình thích, lựa chọn được nguyên liệu sạch mà lại tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể tham khảo cách nấu các món ăn tại Học Viện Ẩm Thực như cách nấu Các Món ăn vặt, Món chay, Món lẩu, …

5. Cùng nhau chia sẻ việc bếp núc

Khi cả nhà được quây quần cùng nhau, hãy khuyến khích tất cả thành viên tham gia vào việc nấu nướng. Việc này sẽ giúp giảm tải công việc cho “đầu bếp” chính trong nhà, cũng là cách kết nối các thành viên, cùng nhau có những trải nghiệm quý giá trong thời điểm đặc biệt này.

Vào bếp cũng là cách “xả stress” cho mỗi người khi phải ở trong nhà quá nhiều. 

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe vượt qua dịch bệnh. 

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x