Nghề đầu bếp: Muốn thành công trong nghề cần biết hy sinh

hoc-vien-am-thuc

Nghề đầu bếp: Muốn thành công trong nghề cần biết hy sinh!! Đó là chia sẻ của các đầu bếp đã thanh công chia sẻ!
Học Viện Ẩm Thực gửi đến bạn đọc.

Xem thêm: Quy trình các bước lưu mẫu thực phẩm trong bếp Nhà hàng – Khách sạn theo quy định của Bộ Y tế

Đó là nhận định chung của hầu hết các đầu bếp hiện nay thành công. Với sự yêu nghề và đam mê cống hiến, họ chấp nhận từ bỏ nhiều thứ, hy sinh nhiều thứ.

Tuy nhiên, với người trẻ mới vào nghề, “có rất ít người hiểu ẩm thực là sự hy sinh” (- theo giám khảo MaterChef Việt Nam, bếp trưởng Phạm Tuấn Hải)…

Nói “hy sinh” nghe có vẻ lớn lao và vĩ đại cho một ngành nghề; nhưng không phải không hợp lý.mà rất hợp lý. Thế nhưng, với những ai thực sự yêu nghề và đam mê cống hiến cho nghề. Vậy mới nói Nghề đầu bếp: Muốn thành công trong nghề cần biết hy sinh

hoc-vien-am-thuc

1. Hy sinh sở thích cá nhân

Ai cũng có sở thích cá nhân. Tuy nhiên, người đầu bếp muốn giữ cho vị giác của mình tốt và linh hoạt, chính xác tuyệt đối thì việc uống nhiều rượu bia là điều tối kỵ. Bởi lúc nào cũng say xỉn thì làm sao mà nấu nướng ra hồn; đó là chưa kể, hơi men tuy có thể làm con người ta hưng phấn, thăng hoa trong giai đoạn ngắn nhưng lại phá đi độ nhạy của lưỡi, gây mất kiểm soát trong thao tác công việc, thậm chí trong lời nói…

Ngoài ra, hút thuốc lá hoặc ăn quá nhiều các món ăn có gia vị quá cay, nồng cũng sẽ làm giảm độ chính xác trong nêm nếm. Do đó, hy sinh những sở thích cá nhân là điều một đầu bếp cần chấp nhận nếu thực sự quyết tâm theo đuổi nghề.

2. Hy sinh cái tôi

Môi trường làm việc tập thể sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột hay bất đồng quan điểm. Bạn không thể cãi tay đôi với Bếp trưởng, Tổ trưởng hay khách hàng dù mình không sai.

Bình tĩnh và giải quyết mọi chuyện trong ôn hòa là cách hành xử của một đầu bếp chuyên nghiệp. Đừng để cái tôi cá nhân khiến bạn mất kiểm soát gây nên những hành động và lời nói thiếu chừng mực. Điều đó chỉ thể hiện bạn bảo thủ, côn đồ và thiếu cẩn trọng mà thôi; trong khi đây là điều cấm kỵ trong nghề bếp.

3. Hy sinh các mối quan hệ

Theo nghề bếp, bạn sẽ phải chấp nhận mình ngày càng ít bạn, không tụ tập trò chuyện, ăn uống, hát hò cùng nhau; thậm chí có thể hủy cuộc hẹn dù đã sát giờ vì nhà hàng gọi tăng ca do khách đông… Những người không hiểu, họ sẽ không cảm thông cho đặc thù, tính chất công việc của người làm nghề dịch vụ nói chung, nghề bếp nói riêng. Họ mặc định bạn vì công việc, vì tiền mà bạn “bỏ rơi” bạn bè…

4. Hy sinh thời gian bên gia đình

 

Người đầu bếp rất cần sự hoc-vien-am-thuccảm thông và chia sẻ từ những người thân của họ. Bởi, sẽ không có những dịp cuối tuần hay lễ Tết quây quần cùng nhau bên mâm cơm gia đình hay hẹn hò, dạo phố cùng người yêu; đi công viên với vợ con… cường độ công việc cao cũng buộc họ phải thường xuyên tăng ca, làm thêm giờ và chỉ về nhà khi tối muộn, lúc mà mọi người đã ngủ say.

5. Và còn nhiều khó khăn khác nữa

Yêu cầu về sức khỏe để đứng lâu liên tục hàng chục tiếng đồng hồ trong bếp, thao tác với những chiếc chảo gang nặng trịch, những mui, vá, xoong, nồi to đùng – sức bền để theo đuổi nghề – và sức chịu đựng để làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm với lửa, than, khói bụi hay môi trường tập thể nhiều phức tạp…

“Tôi sẵn sàng hy sinh những cái nhỏ nhoi tầm thường trong đời sống để vươn tới những thành tựu đỉnh cao trong nghề. Tôi khát khao được đứng bếp và sáng tạo ra nhiều món ăn ngon. Bởi, thành công của người đầu bếp là tạo ra món ăn ngon làm hài lòng thực khách.” chia sẻ của một bếp trưởng thành công

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x