Tiết lộ những bí mật mà đầu bếp ở nhà hàng không bao giờ nói ra

Các nhà hàng đều cố gắng tạo không gian tao nhã, yên tĩnh và sang trọng cho thực khách nhưng thực chất đây chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Căn bếp bên trong thực sự là thái cực hoàn toàn trái ngược.

Sự tao nhã chỉ là “phù du”

Chúng ta đến với các nhà hàng hạng sang và trả các chi phí đắt đỏ, ấy là do bên cạnh chất lượng món ăn, ta còn yêu cầu không gian sang trọng, yên tĩnh, tao nhã và đẳng cấp. Hầu hết các nhà hàng hạng sang đều có một sự yên tĩnh, riêng tư, không gian thơm tho, có âm nhạc nhẹ, phục vụ nói chuyện dịu dàng điềm tĩnh.

Thực ra thì đó chỉ là bề nổi thôi. Bởi vì không gian khách ngồi và không gian trong bếp là hai… “thái cực”.

Trong các gian bếp, bạn sẽ thấy các nhân viên tất bật gọi món, bếp trưởng phải lớn giọng đốc thúc, và các order thường xuyên được thông báo bằng cách… “gào lên”. Trái với không gian tĩnh lặng bên ngoài, bên trong nhà bếp có thể nói là “chiến trường” cùng các hoạt động chiên xào, nấu nướng không ngơi nghỉ.

Dẫu rằng sự ồn ào này diễn ra trong khuôn khổ và có kỷ luật, nhưng nếu bạn là một người khách bước chân vào nhìn bên trong bếp, bạn sẽ giật mình khi thấy được sự khác biệt sâu sắc của hai thế giới.

Luôn căn giờ chuẩn xác

Các đầu bếp chuyên nghiệp luôn được xem là những bậc thầy trong việc cân đối thời gian hợp lý bởi họ luôn phải đảm bảo sự chuẩn xác về thời gian để các món ăn được phục vụ đến bàn cùng một lúc. Hơn nữa, mỗi món ăn lại có quy định về nhiệt độ, thời gian nấu ăn khác nhau khiến các đầu bếp phải luôn ghi nhớ khi chế biến.

Một nơi đầy áp lực

‘Phải thú nhận với bạn rằng, nhà bếp là một nơi đầy áp lực. Trong quá trình làm việc của mình, tôi chắc chắn rằng đầu bếp nào cũng cắt phải tay mình. Tuy nhiên, bạn sẽ không có thời gian để băng bó vết thương nếu như nó không quá nặng. Tôi đã từng phải dùng tỏi để cầm máu vết thương của mình. Cũng có nhiều lúc bạn làm rơi dao vào chân hay bị cháy xém vì lửa…’

‘Ngoài các vết thương ngoài da thì tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi từng làm việc cho một khu nghỉ dưỡng và phải phục vụ cho 200 người ăn. Mọi thứ gần như là tuyệt vọng khi công việc quá nhiều mà người thì lại ít, bên cạnh đó còn phải chịu áp lực về thời gian và những đòi hỏi quá đáng từ thực khách’ John Kolka, người đã đứng bếp hơn 15 năm trong nhà hàng chia sẻ về công việc làm bếp mình đã trải qua.

Không thường xuyên nấu nướng ở nhà

Các đầu bếp làm việc toàn thời gian tại các nhà hàng luôn phải nấu nướng mỗi ngày. Đó cũng là lí do khiến họ không muốn quanh quẩn trong căn bếp vào những ngày nghỉ. Nếu phải nấu ăn ở nhà, các đầu bếp thường chế biến những món đơn giản để tiết kiệm thời gian.

Thích ra ngoài ăn uống

Như bất kỳ thực khách nào đến một nhà hàng, những đầu bếp nổi tiếng cũng thích tận hưởng khoảnh khắc vui vẻ cùng bạn bè hoặc gia đình. Khi đi nhà hàng, họ không nhất thiết phải ăn một bữa đủ năm món từ khai vị đến tráng miệng, mà hứng thú với những gì không có trong thực đơn của mình.

Daniel Humm thích ăn đồ châu Á, đặc biệt là sushi. Còn Michael Solomonov thích ẩm thực Thái Lan và Việt Nam. Thậm chí, Wu-Bower sẵn lòng thưởng thức đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ khi có cơ hội.

Xem thêm: 9 Bí mật chưa từng kể của các đầu bếp nổi tiếng thế giới (P1)

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x