Đầu bếp chuyên nghiệp chỉ ra những lỗi gây lãng phí chúng ta thường mắc phải

Đầu bếp chuyên nghiệp chỉ ra những lỗi gây lãng phí chúng ta thường mắc phải, theo dõi bài viết nhé!

Xem thêm: Một số lưu ý giúp bạn ngăn ngừa hiểm họa cháy nổ trong bếp!

Thực chất, các lỗi này sẽ không huỷ hoại căn bếp của bạn, nhưng đáng nhẽ ra bạn có thể tối ưu thời gian và công sức của mình hơn.

Sự thật là cho dù bạn có xem 100 lần show nấu ăn của Gordon Ramsay sẽ không biến bạn thành đầu bếp tài ba nếu bạn không thực sự xắn tay áo vào bếp và rèn giũa kỹ năng của bản thân. Bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như ngừng mắc những lỗi rất ngớ ngẩn sau đây.

Cách cải thiện những lỗi ngớ ngẩn sau đây được trang “Bored Panda” tổng hợp lại từ lời khuyên của các đầu bếp chuyên nghiệp thông qua diễn đàn của họ. Thực chất, các lỗi này sẽ không huỷ hoại căn bếp của bạn, nhưng đáng nhẽ ra bạn có thể tối ưu thời gian và công sức của mình hơn.

1. Hãy tranh thủ dọn dẹp trong khi nấu ăn: Hầu hết các món đều có một số thời gian chết trong khi nấu chúng (ví dụ như chờ ngấm gia vị, chờ ninh, nấu chậm…), hãy sử dụng thời gian đó để dọn dẹp đống hỗn độn bạn đã bày ra.

2. Làm từ từ thôi! Đừng thấy Gordon Ramsay thái hành với tốc độ 100 lần/ phút mà làm theo. Nấu ăn là cả quy trình, trong 1 khoảng thời gian nhất định, dù bạn có nhanh hơn hay chậm hơn thì kết quả vẫn từng ấy thời gian thôi.

3. Khi làm các món ngọt, đặc biệt là nướng bánh, hãy bám sát công thức. Làm bánh về cơ bản là khoa học và nếu bạn không tính toán đúng cách thay thế, nó sẽ không bao giờ thành công. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn có nguyên liệu tốt. Hộp baking soda từ 5 năm trước sẽ không còn hoạt động tốt nữa.

4. Nếu bạn đã cho đủ gia vị (muối) vào món ăn của mình và cảm thấy nếu cho thêm sẽ bị quá đà, nhưng hương vị vẫn chưa ngon, hãy thêm một số loại axit vào món ăn. Nước chanh/ vỏ chanh, nước cam/ vỏ cam, giấm balsamic/ rượu vang đỏ, giấm táo…, hương vị “level up” sẽ thực sự khiến bạn ngạc nhiên đó!


5. Cho cà chua vào tủ lạnh sẽ thay đổi thành phần hoá học của cà chua và khiến chúng thay đổi hương vị. Tốt nhất là bảo quản ở nhiệt độ phòng, và mua lượng vừa đủ ăn để tránh hỏng nhanh nhé.


6. Ngay cả đầu bếp chuyên nghiệp cũng đã khuấy món ăn sai cách, con người đã mắc lỗi này qua nhiều năm. Nếu bạn có một nồi lớn nấu món gì đó như món hầm, súp, sốt, bạn có thể khuấy theo chuyển động tròn, thường là theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ phải không? Thực chất, bạn đang làm sai.

Khi khuấy, thực hiện theo một trong hai cách sau: Thứ nhất, theo vòng tròn nhỏ, làm từ bên ngoài và di chuyển dần vào trong. Tưởng tượng như bạn đang vẽ đám mây hoặc cánh hoa trên bông hoa vậy. Hoặc bạn có thể khuấy theo chuyển động hình số 8. Điều này đặc biệt hữu ích nếu khuấy trong hộp/ nồi hình bầu dục hoặc hình vuông. Cách thứ hai là khuấy hướng lên. Hiểu nôm na là bạn đang dùng thìa/ muôi để đưa phần thức ăn gần nguồn nhiệt nhất lên bề mặt và ngược lại. Điều này cho phép phân phối nhiệt nhanh hơn và đều hơn trong nồi và tránh được cháy/ bén đáy nồi.

7. Nếu công thức ghi một nguyên liệu nào đó cần ở nhiệt độ phòng, hãy đảm bảo rằng nó thực sự ở nhiệt độ phòng! Trứng đặc biệt quan trọng đối với quy tắc này – lòng đỏ trứng ở nhiệt độ phòng dễ vỡ hơn và kết hợp tốt hơn với các nguyên liệu khác. Và đối với những món như bánh phô mai, hoặc bất cứ thứ gì khác có hàm lượng chất béo cao, trứng lạnh thực sự có thể làm cứng chất béo và làm cho hỗn hợp của bạn bị vón cục.

8. Vẫn là những món nướng/ món bánh: “Làm nóng lò” thực sự là công việc bắt buộc, chứ không phải gợi ý. Nó thực sự có thể ảnh hưởng đến kết cấu và vẻ ngoài, cũng như thời gian nấu món ăn. Không làm nóng lò trước có thể dẫn đến mẻ bánh của bạn bị xẹp/ cứng và bánh dày/ chín không đều, tương tự với các món nướng khác.

Subscribe
Notify of
guest

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Hãy đóng góp ý kiến của bạn nhé !x
()
x